Luật sư Nguyễn Chí Thiện

Email: nctlawyer@gmail.com

Hotline: (+84) 902 980 948  

Tóm tắt các nội dung sửa đổi bổ sung Luật đầu tư 2020

Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, pháp luật về đầu tư là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên với Luật Đầu tư 2014 cho thấy có nhiều bất cập liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài vì vậy việc hoàn thiện Luật Đầu tư là rất điều tất yếu để thu hút đầu tư nói chung và thu hút nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt Nam nói riêng.

Sau đây là những điểm nổi bật đáng chú ý của Luật đầu tư 2020 và chính thức có hiệu lực áp dụng từ ngày 01/01/2021:

  1. Loại bỏ ngành nghề Kinh doanh dịch vụ đòi nợkhỏi Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, mà chính thức được chuyển vào Danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh (Điều 6).
  2. Bãi bỏ nhiều ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, trong đó bao gồm một số ngành nghề như: Kinh doanh dịch vụ Logistic; Kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển….; Với lần sửa đổi này Luật đầu tư đã cắt giảm từ 243 xuống còn 227 ngành nghề.
  3. Bổ sung thêm nhiều ngành, nghề ưu đãi đầu tư, trong đó có: Giáo dục đại học; Sản xuất các sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ; Bảo quản thuốc, sản xuất trang thiết bị y tế (Điều 16).
  4. Bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh có điều kiện, theo đó bao gồm: Kinh doanh nước sạch (nước sinh hoạt); Kinh doanh dịch vụ kiến trúc…
  5. Bổ sung quy định về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt, trong đó bao gồm: Dự án đầu tư thành lập mới có tổng vốn đầu tư từ 3.000 tỷ đồng trở lên; Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 30.000 tỷ đồng trở lên (Điều 20).
  6. Mở rộng thêm 4 trường hợp không phải bảo đảm thực hiện dự án đầu tư, tức Nhà đầu tư phải ký quỹ hoặc phải có bảo lãnh ngân hàng về nghĩa vụ ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án đầu tư có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, trừ 04 trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 43 (Điều 43).
  7. Sửa đổi, bổ sung đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư (Khoản 2, Điều 15).
  8. Chính phủ sẽ ban hành Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài (Điều 9).
  9. Thay đổi tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ đối với nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện hoạt động đầu tư (Điều 23). Theo đó, thay tỷ lệ “nắm giữ từ 51%” thành “trên 50% vốn điều lệ”.
  10. Quy định điểm mới về nơi nộp hồ sơ dự án đầu tư, theo đó quy định đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội và thủ tướng chính phủ thì Nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư thay vì trước đây nộp cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi thực hiện dự án đầu tư (Điều 34, 35, 36).
  11. Bổ sung về điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư. Đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 Luật Đầu tư 2020, Nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 38 Luật này.
  12. Bổ sung thêm các ngành nghề cấm đầu tư ra nước ngoài (Điều 53).
  • 08 ngành, nghề bị cấm đầu tư kinh doanh tại điều 6 của luật này và các điều ước quốc tế có liên quan.
  • Ngành, nghề có công nghệ, sản phẩm thuộc đối tượng cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương.
  • Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
  1. Bổ sung thêm các ngành nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện (Điều 54).
  • Ngân hàng;
  • Bảo hiểm;
  • Chứng khoán;
  • Báo chí, phát thanh, truyền hình;
  • Kinh doanh bất động sản.

Ls. Nguyễn Chí Thiện