Luật sư Nguyễn Chí Thiện

Email: nctlawyer@gmail.com

Hotline: (+84) 902 980 948  

Chữ ký số có giá trị pháp lý hay không

1. Chữ ký số (electronic signatures) là gì?

Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra dựa trên công nghệ mã hóa công khai. Chữ ký số đóng vai trò như một chữ ký tay cá nhân hoặc con dấu của doanh nghiệp, được thừa nhận về mặt pháp lý khi giao dịch trên môi trường điện tử. Chữ ký số đóng vai trò quan trọng trong việc xác nhận, đảm bảo về trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia ký kết văn bản hay giao dịch điện tử (quy định tại Khoản 6 Điều 3 Nghị định 130/2018/NĐ-CP).

2. Giá trị pháp lý của chữ ký số?

Pháp luật Việt Nam thừa nhận tính hợp pháp của chữ ký điện tử theo điều kiện luật định (quy định tại Điều 24 Luật giao dịch điện tử, Điều 8 Nghị định 130/2018/NĐ-CP). Để thỏa mãn giá trị hiệu lực của chữ ký số, cần đáp ứng điều kiện sau:

  • Chữ ký số được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và kiểm tra được bằng khóa công khai ghi trên chứng thư số đó.
  • Chữ ký số được tạo ra bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai ghi trên chứng thư số do một trong các tổ chức có thẩm quyền cấp:
  • Khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký.

(Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 130/2018/NĐ-CP)

3. Lợi ích của chữ ký số

  • Đáp ứng tính linh động về khoảng cách địa lý và thời gian, giúp doanh nghiệp phát hành văn bản bất kỳ nơi đâu nếu trong trường hợp không thể trình ký trực tiếp đến người có thẩm quyền ký, chữ ký số sẽ làm tiết kiệm thời gian di chuyển nhằm đáp ứng tính kịp thời cấp bách trong công việc. Điều này, càng phát huy hiệu quả nhất là trong hoàn cảnh dịch Covid 19 khi mà thời gian giãn cách xã hội kéo dài.
  • Nhanh gọn không cần trực tiếp ký tay, điều này giúp người có thẩm quyền ký văn bản giảm bớt được trình trạng ký tay quá nhiều lần, nhiều loại văn bản.
  • Đảm bảo tính chính xác và bảo mật dữ liệu, bởi lẽ chữ ký số được đăng ký bởi thông tin người đăng ký chữ ký số một cách rõ ràng và đầy đủ. Đồng thời, khi đã ký bằng chữ ký số vào văn bản thì nội dung của văn bản không thể chỉnh sửa thay đổi được nữa do đó tính bảo mật dữ liệu cao.

Ls. Nguyễn Chí Thiện